Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Trung Quốc lại thu mua cây cút mây

Trong mấy ngày qua lái thương trong quốc lai thu mua rất nhiều Cây nút mây của chúng ta.Cần phải tìm hiểu Cây cút mây được dùng để làm gì, việc đua nhau bứt cây cút mây có ảnh hưởng như thế nào đối với những cánh rừng... là những việc cần được làm sớm để ngăn chặn việc cây cút mây bán sang bên kia biên giới.


Quà tăng - Trong chuyến đi công tác ở Bảo Lâm, Cao Bằng, qua địa bàn xã Lý Bôn vào lúc chiều tối, chúng tôi tình cờ gặp các bà, các chị lũ lượt gùi trên lưng những bó dây tựa như dây tơ hồng nhưng có mầu nâu đen. Theo chân các chị đến điểm thu mua, chúng tôi còn gặp rất nhiều chị em khác đang cân bán loại cây này. Hỏi chuyện các chị được biết: Đây là loại cây rừng có tên gọi là cút mây. 
Cũng tùy loại rừng mà cút mây sinh sống nhiều hay ít. Đây chính là lý do khiến cả huyện Bảo Lâm, chỉ có xã Lý Bôn là có 2 địa điểm thu mua loại cây này. “Muốn lấy được cút mây, phải vào trong rừng từ sáng sớm. Trung bình, một người có thể lấy được 20 – 25 ki-lô- gam cút mây/ngày. Với giá bán 5.000 đồng/ki-lô-gam, mỗi ngày, mỗi chị em thu được 100.000 đồng. Năm ngoái hat giống cây trồng cút mây có sẵn, lấy dễ hơn. Năm nay phải đi xa, leo cao hơn rồi” - chị  Hoàng Thị Khuyên , người dân tộc Mông cho biết. Các cơ sở thu mua cút mây thường gom hàng để đó, khi nào đủ số lượng, sẽ có ô tô đến lấy. Nghe nói, cút mây sẽ bán sang Trung Quốc, còn cút mây được sử dụng để làm gì thì không ai biết. Một cán bộ phòng nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: Cút mây mọc tự nhiên, có tác dụng giữ ẩm cho rừng. Chính vì vậy, nếu thu hái quá nhiều, tập trung vào 1 thời điểm sẽ khiến cút mây không kịp mọc thay thế, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học của những cánh rừng. Chưa kể tới việc, do cút mây thường mọc chằng chịt vắt ngang ngọn cây, bò dưới đất, lan vào các khe đá, nên để lấy được cút mây, có khi phải kéo đổ nhiều loại cây khác.
Tận thu các loại cây rừng để bán sang Trung Quốc là vấn đề được nhắc đến đã nhiều năm nay. Trong đó, có nhiều loại dược liệu quý chảy qua biên giới, được sơ chế rồi lại được nhập về Việt Nam với giá cao gấp nhiều lần. Với cây cút mây ở Bảo Lâm, do lượng thu hái chưa nhiều và những tác động của nó với tự nhiên cũng chưa bộc lộ nên chính quyền địa phương chưa có sự can thiệp. Tuy nhiên, đã đến lúc cần có những nghiên cứu chính thức để hiểu rõ tác dụng của các "Quà tặng" của rừng này để từ đó có giải pháp phù hợp, vừa bảo vệ được rừng, vừa thu được giá trị thực sự từ cây cút mây.
nguồn baocongthuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét