Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Cây trúc lên ngôi

Nổi khi đặt chân đến vùng 7 núi An Giang du khách được hòa mình vào không khí trong lành,khung cảnh núi non hùng vĩnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng dắt này.Và quà tặng mà thiên nhiên mang lại cho vùng đất này là những cây quý hiếm.Cây trúc tưởng chưng như đã tuyệt chủng cho khách du lịch rất thích ăn những món có hương vị cây này nay được hồi sinh.

Cây trúc lên ngôi
Ông Hải giới thiệu vườn ươm trúc tại vùng Bảy Núi - Ảnh: Thiên Lộc
Trúc (có tài liệu viết là chúc, bà con Khmer gọi là Kôt - sôt) là một loài cây đặc hữu ở 2 huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Cây trưởng thành cao, to như chanh, quýt. Lá trúc tương tự như lá chanh nhưng to và có ngấn. Trái trúc tròn giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì. Nước trái trúc có vị chua thanh và the, mùi vị rất đặc trưng.    
Ông Chau Thun, Phó bí thư Đảng ủy xã Lương Phi (H.Tri Tôn), cho biết những năm trước đây, cây trúc chỉ còn rải rác ở một số xã có đông đồng bào Khmer. Người ta trồng trúc để ăn trái và lấy lá làm thuốc. Cây dễ trồng, sống khoẻ và trái sai. Nước trái trúc có vị chua và thơm nên thường dùng vắt lấy nước pha trộn với thức ăn. Phụ nữ dân tộc Khmer còn dùng trái trúc để gội cho mượt tóc. Ngoài ra, trái trúc còn được dùng để rơ miệng cho những con bò bỏ ăn; lá giã nát rồi dìm sâu xuống đáy ao có thể trị được bệnh và giúp cá khoẻ mạnh, nhanh lớn.
Trước đây, cây trúc rừng rất quý vì nó chỉ còn tại một số ít các phum, sóc của đồng bào Khmer. Muốn có lá trúc, người ta phải băng rừng, leo núi rất vất vả mới hái được những lá xanh nguyên vẹn. Chính vì mùi thơm độc đáo của lá trúc mà nhiều chuyên gia ẩm thực đã tìm tòi, trải nghiệm và sử dụng nó như một gia vị phục vụ cho nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của con người. Lá và trái trúc được nhiều người ưa thích vì là một loài rau quả sạch, sinh trưởng ở vùng núi non, hấp thu tinh khí của đất trời nên chưa bị nhiễm độc hại.
Đậm đà hương quê
Phát xuất từ nhu cầu tiêu thụ lá và trái trúc ngày càng nhiều, một số nông dân đã tìm tòi nhân giống bằng cách chiết cành, ghép và ươm hột cho ra những hạt giống tốt. Người có vườn ươm khá lớn hiện nay ở vùng Bảy Núi là ông Nguyễn Văn Hải, mỗi tháng bán ra hàng trăm cây trúc với giá từ 15.000 - 30.000 đồng/cây (tùy cây lớn nhỏ). Theo thời gian, số người bán trúc giống đã khá đông, không chỉ ở vùng Bảy Núi mà còn xuất hiện tại các đô thị lớn như Long Xuyên, Cần Thơ…
Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng, quán ăn ở miền Tây cũng dùng trái trúc, lá trúc làm gia vị hỗ trợ để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn và nổi tiếng nhất là món cháo bò Tri Tôn. Món ăn này ngon không chỉ ở bí quyết chế biến của đầu bếp mà còn có sự đóng góp từ hương vị của trái trúc. Dân miền Tây, nhất là những người sành ăn, mỗi lần đến Châu Đốc hoặc về vùng Bảy Núi đều muốn được một lần thưởng thức món gà hấp lá trúc. Chính cái chất ngọt của gà hòa huyện với vị the the, nồng nồng của lá trúc tạo nên một mùi thơm lạ, đặc trưng mang đậm chất quê. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNN H.Tri Tôn, cho biết hiện Công ty ADC Pharma đã nghiên cứu trồng 2 loài cây tại vùng Bảy Núi là cây hoắc hương và trúc. Ngoài ra, Viện cây ăn quả miền Nam cũng đã khảo sát và đánh giá, trúc là một loài cây chịu hạn tốt nên được chọn làm gốc ghép cho nhiều loại cây có múi. 
Hy vọng tương lai không xa, vùng Bảy Núi sẽ được phủ xanh nhiều loại cây rừng, cây ăn trái và đặc biệt là cây trúc. Nó không chỉ giúp cho bà con nông dân tăng thêm thu nhập mà còn góp phần bảo tồn" quà tặng tuyệt vời" mà thiên thiên mang lại cho nơi này.
nguồn thanhnien.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét